Không thể phủ nhận vẻ đẹp hút hồn của những căn biệt thự 2 tầng có ban công và đặc biệt ban công được trang trí một cách tinh tế thì càng tuyệt vời hơn nữa. Những ngôi nhà phố thường diện tích xây dựng không được nhiều nên hầu như ban công là không có, gần như ngôi nhà không có không gian mở, nó bí bách hơn những mẫu nhà 2 tầng có ban công. Cũng giống như các mẫu nhà 2 tầng có ban công nó thực sự hài hòa về cả kiến trúc thể và cả không gian trong nhà, ngoài nhà. Hệ thống ban công tạo điểm nhấn thông qua nhiều đường nét cũng như chất liệu khác nhau tạo nên tính đa dạng cho công trình. Ngoài ra ban công của một ngôi nhà còn đem lại rất nhiều lợi ích và công năng sử dụng hữu ích, hãy cùng chúng tôi tìm hiều ngay bây giờ nhé.
Thế nào là ban công của mẫu nhà 2 tầng có ban công đẹp
Chắc hẳn ban công ai ai chúng ta cũng đều biết, nó là một phần của kiến trúc có thể mang lại không gian lấy ánh sáng, lấy gió và tăng tính thẩm mĩ cho căn biệt thự của bạn đang sở hữu. Ban công sẽ được thiết kế theo tỉ lệ được tính toán phù hợp với diện tích sử dụng của ngôi nhà và tuân thủ theo một số nguyên tắc. Các nguyên tắc ấy giúp cho công trình mẫu nhà 2 tầng có ban công đảm bảo về thẩm mĩ và tạo nên tính an toàn bền vững cho ngôi nhà. Ban công chủ yếu được thiết kế ở phần mặt tiền của ngôi nhà nữa chính vì thế mà nó đóng vai trò khá quan trọng bởi mặt tiền của ngôi nhà cũng được coi là bộ mặt của cả gia đình. Cho nên ban công không thể thiết kế xuề xòa hay trang trí không có chủ đích.
Phối cảnh mặt tiền mẫu nhà 2 tầng có ban công thiết kế theo phong cách hiện đại
Trong thiết kế mẫu nhà 2 tầng có ban công này gia chủ đặc biệt sở hữu mặt tiền rộng rãi thoải mái, hướng ra ngoài mặt đường. Qua đó mà khi thiết kế ban công cho mẫu nhà 2 tầng có ban công này rất thuận lợi và đem lại hiệu quả về công năng sử dụng cũng như thẩm mĩ cho tổng thể ngôi nhà nói chung và mặt tiền nói riêng. Ban công được thiết kế khá đơn giản và hiện đại, sử dụng chủ yếu là bằng kính cường lực có độ dày khoảng 1cm, khung ban công sử dụng sắt sơn tĩnh điện để bảo vệ cho sắt không bị gỉ và ăn mòn kính. Một trong những đặc điểm nổi bật của kính chính là tính bền vững giúp cho hệ thống ban công kiên cố an toàn, ngoài ra kính rất dễ vệ sinh. Hệ thống ban công được gia chủ đặt thêm chậu cảnh tạo điểm nhấn cho mặt tiền của mẫu nhà 2 tầng có ban công.
Ưu điểm của mẫu nhà 2 tầng có ban công mà bạn nên sở hữu
Hình ảnh ban công đầy hoa của mẫu nhà 2 tầng có ban công thu hút mọi ánh nhìn
Tính thẩm mĩ: đối với những mẫu nhà 2 tầng có ban công bao giờ cũng thể hiện được vẻ đẹp vượt trội của mình với những căn biệt thự không có lan can. Sự hiện diện của ban công như một làn gió mới thổi hồn vào trong căn biệt thự của bạn vậy, nó mang đến cảm giác thoải mái và rộng rãi cho không gian tổng thể của ngôi nhà. Thêm vào đó ban công còn giúp thu hút mọi ánh nhìn khi nó được trang trí bắt mắt bằng những giỏ hoa. Một chút tiểu cảnh đã giúp cho công trình trở nên gần gũi hơn, thân quen hơn vói rất nhiều người. Vẻ đẹp của nhiều mẫu nhà 2 tầng có ban công còn là sự trong sáng, bầu không khi trước đi vào trong nhà sẽ phải đi qua lớp cây xanh vì thế mà bầu không khí sẽ cô cùng sạch. Từ đó mà sức khỏe của tất cả mọi người cũng một phần nào đó được bảo vệ.
Sự đa dạng của ban công tạo nên vẻ đẹp hút hồn của mẫu nhà 2 tầng có ban công
Tính đa dạng: hầu hết không có một mẫu ban công nào chuẩn mực cả mà nó được phát triển từ những sáng tạo của người kiến trúc sư thiết kế sao cho phù hợp với từng căn biệt thự của gia chủ. Nhờ vào việc mỗi nhà một kiểu ban công khác nhau mà số lượng các mẫu ban công ngày càng tăng lên, nhiều chủ nhà do sự đa dạng của ban công mà không biết lựa chọn cho tổ ấm của mình một hệ thống ban công như thế nào thì phù hợp. Ví dụ như trong những căn biệt thự 2 tầng thiết kế theo phong cách tân cổ điển có sự đồ sộ thì hệ thống ban công có thể sử dụng nhiều loại hình khác nhau để tăng tính nổi bật và khác biệt.
Tiết kiệm chi phí khi thiết kế ban công của mẫu nhà 2 tầng có ban công
Chi phí thấp: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lan can sử dụng cho ban công nhà 2 tầng có ban công có thể là kính, sắt, thép và inox, bê tông,… vì vậy gia chủ có thể thoải mái lựa chọn các chất liệu phù hợp với túi tiền của mình để tiết kiệm chi phí, đầu tư cho các khoản khác của công trình. Việc một ban công đẹp không phụ thuộc quá nhiều vào vật liệu sử dụng đắt hay rẻ mà cái cốt chính là việc thiết kế và trang trí sao cho độc đáo và phù hợp với khả năng của gia đình.
Nguyên tắc thiết kế ban công cho mẫu nhà 2 tầng có ban công
Thiết kế ban công theo nguyên tắc hợp phong thủy
Trước khi xây dựng mẫu nhà 2 tầng có ban công nên xem hướng phong thủy thật tốt
Hướng thiết kế mẫu nhà 2 tầng có ban công đẹp là hướng Đông bởi hướng này mang lại cảm giác an toàn, không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào như hướng Bắc và hướng Tây. Hai hướng bất lợi ấy có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của con người nơi đây, đồng thời nên tránh cửa ban công với cửa ra vào đối thẳng nhau cũng tối kị chiếu thẳng đến gian bếp. Ban công phải có tầm nhìn tốt không bị che khuất, không ảnh hưởng tới tầm nhìn dù đứng ở bất cứ vị trí nào từ ban công. Và đặc biệt không có gì ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của ngôi nhà, nó cũng cần có sự thông thoáng nhất định để vận khí từ ban công đi vào trong nhà đem lại niềm vui, suôn sẻ cho gia đình chủ nhà.
Như các bạn đã biết thường thì ban công sẽ được thiết kế ngoài trời dễ bị ảnh hưởng từ môi trường nhất ví dụ đơn giản như hệ thống thoát nước phải được trú trọng. Nếu như thoát nước không tốt thì chất lượng của ban công cũng rất dễ xuống cấp ảnh hưởng tới sinh hoạt, hiện tượng nhà bị úng thủy cho thấy vượng khí của ngôi nhà không tốt, mẫu nhà 2 tầng có ban công cũng sẽ rất dễ bị bẩn nữa.
Khi đã thiết kế mẫu nhà 2 tầng có ban công bạn nên trang trí cho nó thực ấn tượng và bắt mắt
Tiếp theo là đến phần trang trí của ban công, ở giai đoạn này gia chủ có thể tham khảo kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm chi phí kết hợp việc trang trí ban công với nhiều loại hình khác nhau, ví dụ như sử dụng ban công bằng sắt thép được uống lượn tạo thành hình hoa văn độc đáo, hay là chỉ đơn giản sử dụng song sắt và kết hợp để chậu hoa tạo nên sự đa dạng trong việc trang trí ban công. Các loại hoa, loại cây nên lựa chọn cây có sức sống tốt bởi ở ban công là nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Số lượng cây cũng không nên để quá dày đặc ở phần ban công vì nó có thể che hết cả ban công ảnh hưởng đến vẻ đẹp của mẫu nhà 2 tầng có ban công. Về mặt phòng thủy cây xanh có trong nhà cũng giúp tăng vượng khí, đem lại sự thoải mái, dịu nhẹ cho căn biệt thự. Đối với gia chủ để yên tâm hơn thì nên xem mệnh của mình hợp với màu sắc gì và loại cây nào thì tốt hù hợp với các nguyên tắc phong thủy.
Nguyên tắc thiết kế ban công an toàn
Sử dụng lưới để bảo bệ cho con người khi sống trong mẫu nhà 2 tầng có ban công
Mục đích của ban công chính là muốn tăng sự thông thoáng cho ngôi nhà khi mặt trước để trống và nhô ra Vì thế mà nếu không quan tâm tới vấn đề an toàn của ban công thì rất có thể nó sẽ trở thành điều yếu chết người của của căn nhà. Cho nên trong các mẫu thiết kế ban công đẹp thôi chưa đủ mà sẽ cần phải đảm bảo độ an toàn. Chiều cao, khoảng cách thành lan can của ban công an toàn: Đây là tiêu chí đầu tiên và luôn luôn phải xem trọng khi thiết kế ban công nhà 2 tầng hay các căn biệt thự đều không thể bỏ qua.
Tạo độ an toàn cho trẻ con chiều cao của ban công mẫu nhà 2 tầng có gác lửng
Chiều cao ban công chính là chiều cao của thành lan can và được tính toán là phải trên 1,1m trở lên tính từ mặt sàn tới tay vịn. Khoảng cách độ rộng của lan can an toàn không quá 10cm và không nên dùng các thanh nhỏ làm thanh chắn ngang bởi khó có thể đảm bảo độ chắc chắn. Thiết kế ban công sẽ cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn của chiều cao, khoảng cách các thanh lan can. Đồng thời ưu tiên tính toán việc kết hợp sử dụng lan can đa dạng nhiều chất liệu từ gỗ, sắt uốn, inox, kính… Bởi tùy thuộc vào từng kết cấu vật liệu và kiến trúc ban công mà sẽ cần phải tính đến các yếu tố an toàn.
Chiều rộng lí tưởng của ban công thiết kế cho mẫu nhà 2 tầng
Sự rộng rãi của ban công mẫu nhà 2 tầng có ban công giúp gia chủ tận dụng là chỗ nghỉ ngơi tắm nắng
Ban công rộng bao nhiêu là đẹp là vấn đề cũng cần quan tâm trong thiết kế. Độ rộng ban công có thể là 1m2, 1.2m, 2m2, 3m2, 4m2… nhưng không phải là thích rộng bao nhiêu cũng được. Để đạt được độ thẩm mỹ thì người thiết kế phải tính toán được ban công rộng bao nhiêu là vừa và nó phụ thuộc vào kiến trúc cảnh quan không gian, đặc biệt là thiết kế mặt bằng nhà khi xây dựng sao cho vừa đẹp, vừa an toàn, nhu cầu sử dụng của gia đình.
Ngoài ra cũng cần lưu ý trong việc thiết kế trang trí ban công nhà ống, nhà mặt phố phải đúng quy định về chiều rộng ban công hay độ vươn ra vỉa hè, đường công cộng. Cụ thể: Độ vươn ban công, ô văng nhô ra trên không gian lộ giới:
Chiều rộng lộ giới L (m): L <6m - Độ vươn tối đa: 0m
Chiều rộng lộ giới L (m): 6 ≤ L < 12 - Độ vươn tối đa: 0,9m
Chiều rộng lộ giới L (m): 12 ≤ L < 20 - Độ vươn tối đa: 1,2 m
Chiều rộng lộ giới L (m): L ≥ 20 - Độ vươn tối đa: 1,4m
Kết luận
Qua bài viết các bạn có thể biết được rõ hơn về tầm quan trọng của ban công cũng như lợi ích mà nó mang lại, bên cạnh đó những chia sẻ về việc thiết kế ban công như thế nào thì phù hợp cho ngôi nhà của mình. Mọi thiết kế ra đời đều có lí do của nó và không có hệ thống nào được xây dựng lên lại dư thừa trong một ngôi nhà cả. Để được tư vấn miễn phí và còn những thắc mắc thì liên hệ ngay với kiến trúc sư của chúng tôi để được giải quyết tất cả các vấn đề. Các bạn có thể tham khảo thêm hình ảnh mặt tiền nhà 3 tầng đẹp
Hotline: 0988030680