Từ truyện Kiều thiết kế nên Chùa Quán Sứ Hà Nội

Bạn có tin Chùa Quán Sứ Hà Nội được thiết kế dựa trên nguồn cảm hứng kiến trúc trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du?

Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15 nằm trên địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương; ngày nay là phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội.

Ngược dòng lịch sử, vào năm 1934, khi Tổng hội Phật giáo được thành lập cũng là lúc chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở. Sau nhiều năm phát triển, đến năm 1942 chùa được cải tạo và xây dựng lại theo bản thiết kế của 2 kiến trúc sư là Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng.

Hình ảnh chùa quán sứ Hà Nội

Nghệ thuật kiến trúc và trang trí trong chùa Quán Sứ kết hợp tất cả tinh hoa các đại già lam miền Bắc. Tam quan chùa có 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông, qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện. Điện Phật được trang trí trang nghiêm, các pho tượng khá lớn và được sơn son thấp vàng lộng lay.

Ngôi chùa Quán Sứ vẫn hiện hữu giữa lòng thủ đô Hà Nội khiến bao người phải trầm trồ ngợi ca, nhưng ít ai biết rằng để thiết kế nên ngôi chùa tuyệt vời như vậy, kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn đã phải dành rất nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu kiến trúc trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

1.      Vài nét về cố kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn

Cố kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn (1912- 1990) từng tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1934 - 1939), ông đã làm việc ở nhiều ngôi trường khách nhau như trường Trung học Albert  Saraut Hà Nội, Học viện Thủy lợi, Đại học Nông Lâm, Đại học Y dược, Đại học Bách khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội... Không chỉ là một kiến trúc sư lỗi lạc, ông đồng thời còn là một người rất say mê văn học cổ điển Việt Nam đặc biệt tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.

kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn

2.      Câu chuyện thiết kế đằng sau nét vẽ kiến trúc chùa Quán Sứ

Là một người rất say mê văn học cổ điển, cố kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn có thói quen vừa làm việc vừa ngân kiều. Ngày mới ra trường, trong lúc chưa tìm ra lối đi tối ưu trong kiến trúc của công trình tôn giáo thì bỗng ông bắt gặp câu thơ sẵn Quan âm các vườn ta trong Truyện Kiều khiến ông nghĩ đến Khuê Văn Các ở Văn miếu. Câu thơ giống như hạt giống đầu tiên nảy mầm nên những ý tưởng thiết kế chùa Quán Sứ của ông và kiến trúc sư Nguyễn Xuân Tùng.

Bản phác thảo kiến trúc trong truyện Kiều

Bản phác thảo kiến trúc trong truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du

Với mong muốn khám phá nhiều ý tưởng hơn nữa, kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn đã đọc, suy ngẫm kỹ 3.254 câu kiều, càng đọc càng thấy hay, càng đọc càng thấy ngấm và phát hiện ra những công trình kiến trúc trong Truyện Kiều đã được Đại thi hào Nguyễn Du xây dựng hết sức tinh tế, chuẩn xác, mang đậm âm hưởng bản sắc văn hóa Việt.

Từ nếp nhà đơn sơ đến những ngôi nhà sang trọng, từ nhịp cầu nhỏ chốn thôn quê đến những thành quách, dinh thự, lầu son gác tía nơi thị thành, từ am tháp đến chùa chiền… tất cả được Đại thi hào Nguyễn Du phối cảnh chặt chẽ, các công trình kiến trúc gắn với không gian, với phong tục tập quán, với đời sống con người và môi trường thiên nhiên đầy thân thiện 

“Mấy lần cửa đóng then cài

Đầy thềm hoa rụng biết người ở đâu”

hay

“Gương nga chênh chếch nhòm song

Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng xuân”.

Trong truyện Kiều, bố cục kiến trúc trong mỗi ngôi nhà của mỗi nhân vật hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn bố cục kiến trúc trong căn phòng của chị em Thúy Vân – Thúy Kiều được thiết kế phù hợp với bối cảnh một gia đình bậc trung Viên ngoại :

“ngoài song thỏ thẻ oanh vàng”

hay

“Tựa ngồi bên triện một minh thiu thiu”

Trong khi đó, kiến trúc đại phong kiến lộng lẫy bề thế của nhà  Hoạn Bà, Nguyễn Du mô tả:

“Cửa nhà đâu tá lâu đài nào đây”

 “Ngẩng lên tòa rộng dãy dài”...

Còn rất nhiều những câu thơ mô tả kiến trúc nhân vật trong truyện kiều. Điểm đặc biệt hơn cả có lẽ chính là việc các công trình kiến trúc bên trong truyện Kiều được thiết kế rất hợp lý, hợp tình, hợp bối cảnh và phù hợp với từng loại kiến trúc.

Các công trình như Lầu Ngưng Bích, hồ Bán Nguyệt, cầu bắc qua sông…đều được đại thi hào Nguyễn Du thiết kế hết sức khoa học.

Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn chia sẻ: “Riêng tôi, những câu thơ trong Truyện Vương Thúy Kiều đã giúp tôi tìm ý trong một số công trình mà sự việc này đến với tôi một cách thật là ngẫu nhiên”. Rõ ràng, ý tưởng kiến trúc được đại thi hào Nguyễn Du phác họa trong truyện Kiều đã hỗ trợ kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn rất nhiều trong việc thiết kế chùa Quán Sứ. Hơn ai hết, khi ngẫm nghĩ những ý thơ trong truyện Kiều, người đọc càng thêm kính nể tài năng của Nguyễn Du, ông không chỉ là một “Đại thi hào” lỗi lạc mà còn là một Kiến trúc sư tài ba đáng kính trọng.

Nguồn: Tổng hợp

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • 6 thất bại của kiến trúc sư lừng danh thế giới Frank Lloyd Wright
  • 6 thất bại của kiến trúc sư lừng danh thế giới Frank Lloyd Wright

    Là một kiến trúc sư vĩ đạị, lừng danh, Frank Lloyd Wright đã để lại cho thế giới hơn 1000 cấu trúc và 532 công trình kiến trúc đặc sắc khiến người đời nhớ mãi. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau sự nổi tiếng đó, Wright đã phải trả giá cho những ý tưởng phi thực tế của mình bằng 6 thất bại sau đây: